Tại sao cần xác định tệp khách hàng khi mở quán cafe?
Ảnh hưởng đến mô hình quán, menu, định vị thương hiệu
Mỗi tệp khách hàng mục tiêu quán cafe sẽ có hành vi và tâm lý khác nhau. Sinh viên cần quán giá rẻ, người làm việc cần không gian yên tĩnh, còn giới trẻ yêu thích check-in sẽ chọn nơi có decor độc đáo. Khi xác định đúng tệp khách hàng, bạn có thể xây dựng mô hình quán, chọn món phù hợp và định vị thương hiệu rõ ràng, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả marketing
Thay vì quảng bá rộng không bám sát đúng đối tượng, việc hiểu rõ chân dung khách hàng lý tưởng sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực vào các kênh tiếp cận phù hợp. Như khách hàng Genz thì tập trung xây dựng nội dung trên các kênh như Tiktok, Threads, khách hàng lớn tuổi có thể chạy quảng cáo trên Facebook. Các chiến dịch quảng cáo sẽ nhắm đúng đối tượng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu chi phí marketing.
Các bước xác định tệp khách hàng tiềm năng cho quán cà phê
Bước 1: Nghiên cứu khu vực và thị trường xung quanh
Đầu tiên, trước khi mở quán bạn cần khảo sát khu vực: có gần trường học, công ty, khu dân cư hay khu du lịch không? Lượng người qua lại như thế nào, có quán cà phê nào đang hoạt động? Việc phân tích môi trường xung quanh giúp bạn hiểu rõ phân khúc khách hàng tiềm năng có thể phục vụ.
Thứ hai, cần phải khảo sát đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các cafe trong khu vực. Các quán cafe ấy đang kinh doanh mô hình gì và nhắm đến đối tượng nào? Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, việc xác định tệp khách hàng của đối thủ sẽ giúp xác định được chiến lược kinh doanh sắp tới là nên chọn tệp khách hàng ngách hay sẽ đối đầu trực tiếp với các quán cafe đó vì số lượng tệp khách hàng đó lớn.
Bước 2: Xác định nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập)
Đây là bước quan trọng để khoanh vùng khách hàng. Họ là sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động hay hộ gia đình? Độ tuổi từ 18-25 hay 30-45? Giới tính và mức thu nhập cũng ảnh hưởng lớn đến cách họ chọn quán cafe.
Ví dụ:
+ Nhóm học sinh: Nhóm 18-24 tuổi, giới tính không phân biệt yêu thích món mới, không gian độc đáo, giá rẻ, có nhiều gốc sống ảo.
+ Nhóm người đi làm: Nhóm 25-35 tuổi ưu tiên sự yên tĩnh, tiện nghi, sẵn sàng chi trả nhiều hơn.
Xác định được nhân khẩu học là một bước quan trong để xác định tệp khách hàng chính xác.
Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu, thói quen, hành vi tiêu dùng cà phê
Để xác đinh tệp khách hàng, hãy trả lời các câu hỏi như:
+ Họ thường uống cafe vào thời điểm nào trong ngày?
+ Họ thích uống tại chỗ hay mang đi?
+ Họ quan tâm đến chất lượng thức uống hay không gian quán?
+ Họ đi một mình hay đi cùng bạn bè và người thân
+ Họ đến quán để làm gì? (giải trí, học tập, trò chuyện,...)
Nắm được hành vi khách hàng sẽ giúp bạn lên menu, chọn thời gian khuyến mãi và tổ chức không gian hiệu quả hơn.
Bước 4: Phân nhóm khách hàng theo mục đích sử dụng
Khách hàng đến quán với nhiều mục đích khác nhau:
+ Làm việc cá nhân
+ Học nhóm
+ Gặp gỡ bạn bè
+ Hẹn hò
+ Thư giãn cuối tuần
+ Dẫn gia đình đi chơi
Việc phân nhóm khách hàng theo mục đích sẽ giúp bạn xác định layout không gian, nhạc nền, chỗ ngồi riêng tư hay tập thể…
Ví dụ: quán cà phê ABC có vị trí gần trường đại học, gần chợ, không gian thoáng mát, trang trí theo phong cách Địa Trung Hải phù hợp với giới trẻ sống ảo. Menu nước đa dạng có các món nước như trà sữa, trà trái cây,.. phù hợp với khách hàng mục tiêu của họ. Vậy thử phân khúc khách hàng của quán cà phê ABC như sau:
Nhân khẩu học: Đối tượng khách hàng mục tiêu chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi, bao gồm cả nam và nữ, không phân biệt giới tính. Họ là những người sinh sống và làm việc tại khu vực xung quanh quán cà phê ABC, phần lớn là sinh viên, nhân viên văn phòng và viên chức. Thu nhập trung bình của họ dao động trong khoảng từ 3 đến 15 triệu đồng/tháng.
Tâm lý học: nhóm khách hàng này có lối sống hiện đại, năng động, yêu thích trải nghiệm những điều mới mẻ và thường xuyên chia sẻ hình ảnh đẹp, độc đáo lên mạng xã hội. Họ thường chọn những quán có không gian "chất", thiết kế đẹp mắt, có ánh sáng tốt, thích hợp để chụp ảnh check-in. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ làm việc tự do (freelancer), học nhóm hay cần không gian để làm việc cũng là khách hàng tiềm năng. Một điểm đặc biệt là họ rất nhạy với các xu hướng (trend), dễ bị thu hút bởi những món mới hoặc quán cà phê “hot trend” trên mạng xã hội.
Hành vi mua hàng: nhóm khách hàng này thường bị ảnh hưởng bởi hình ảnh không gian quán - ưu tiên nơi có thiết kế hiện đại, đẹp mắt, phù hợp để học tập hoặc hẹn hò. Khi đưa ra quyết định chọn quán, họ thường xem xét kỹ về trang trí, màu sắc, ánh sáng và độ tiện nghi. Những chương trình khuyến mãi như combo ưu đãi, giảm giá, tặng kèm hoặc các hoạt động giới thiệu bạn bè trải nghiệm thử lần đầu có tác động lớn đến quyết định mua hàng. Ngoài ra, họ thường xuyên tìm kiếm các món mới theo mùa hoặc món đang “hot trend”.
Tần suất sử dụng dịch vụ của nhóm này dao động từ 2 đến 5 lần mỗi tuần, tùy theo nhóm đối tượng. Sinh viên và freelancer thường xuyên ghé quán để học tập, làm việc; nhóm bạn trẻ lại thích tụ họp vào cuối tuần hoặc khi có dịp đặc biệt. Những nhân viên văn phòng thường có thói quen ghé quán vào buổi sáng hoặc chiều sau giờ làm việc.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn quán không nằm ở yếu tố truyền thống hay mang phong cách cổ điển, mà thiên về không gian mang hơi hướng Địa Trung Hải hoặc mang nét hiện đại, sạch sẽ, tối giản, dễ thương. Menu của quán cũng cần được đầu tư phong phú, có nhiều lựa chọn hợp xu hướng như: trà sữa, trà trái cây, topping phong phú, món hot trend theo mùa. Giá cả cần phải hợp lý và phù hợp với thu nhập của sinh viên và người trẻ.
Ngoài ra, các tiện ích như Wi-Fi mạnh, ổ điện, ghế ngồi thoải mái, không gian riêng tư và điều hòa mát mẻ cũng là yếu tố giữ chân khách hàng. Các chương trình ưu đãi, check-in tặng quà, tổ chức sự kiện theo chủ đề hoặc chụp ảnh tại quán đều giúp tăng sự quan tâm và quay lại từ khách hàng. Cuối cùng, quán cần thường xuyên làm mới không gian và món ăn để duy trì sự hấp dẫn và phù hợp với gu thẩm mỹ đang thay đổi liên tục của giới trẻ.
Bước 5: Tạo chân dung khách hàng lý tưởng (customer persona)
Cuối cùng, để xác định tệp khách hàng bạn cần dựng nên chân dung khách hàng lý tưởng bằng cách tổng hợp các yếu tố trên. Mỗi persona nên bao gồm:
Tên đại diện (ví dụ: “Linh – sinh viên năm 3”)
Tuổi, nghề nghiệp, sở thích
Mục đích đến quán
Mức chi tiêu trung bình
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định (wifi, không gian, giá cả...)
Dưới đây là chân dung khách hàng (Customer Persona) dành cho quán cà phê ABC, với hai ví dụ chân dung cụ thể, dựa trên vị trí gần trường đại học, gần chợ và phong cách Địa Trung Hải, phù hợp với giới trẻ sống ảo:
Chân dung 1: Linh Chi, nữ sinh viên năm 3 đang theo học tại một trường đại học gần quán.
Ở độ tuổi 20, Linh Chi yêu thích chụp hình sống ảo, thường tụ tập bạn bè để uống trà sữa, nước trái cây. Cô nàng đặc biệt quan tâm đến các quán có không gian đẹp, mới mẻ để check-in, đồng thời thường xuyên cập nhật xu hướng trên TikTok. Linh Chi bị thu hút bởi những quán mang phong cách “cô gái thành thị” hoặc “cổ điển nhẹ nhàng”, nơi có ánh sáng đẹp, góc chụp xinh và đồ uống “phải hot và phải chill”.
Khi chọn quán, cô thường tham khảo review từ TikTok, Instagram hoặc nghe theo lời giới thiệu từ bạn bè. Thói quen tiêu dùng của Linh Chi là check-in khi đến quán, sử dụng combo khuyến mãi sinh viên nếu có. Cô có thói quen ghé quán 3-4 lần/tuần, chủ yếu để học nhóm, chụp hình sống ảo hoặc gặp gỡ bạn bè. Linh Chi thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giá sinh viên, không gian đẹp mắt, đồ uống ngon và wifi mạnh.
Chân dung 2: Tuấn Anh, nam freelancer 28 tuổi đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
Anh là người ưa thích không gian yên tĩnh, riêng tư để tập trung làm việc, đồng thời đánh giá cao những quán cà phê có dịch vụ thân thiện và không gian được thiết kế tinh tế. Tuấn Anh thường tìm kiếm các địa điểm có ánh sáng dịu nhẹ, cách bài trí gọn gàng, mang tính thẩm mỹ cao. Anh thích những quán có khu vực tách biệt với tiếng ồn, phù hợp với công việc sáng tạo.
Hành vi tiêu dùng của Tuấn Anh khá đơn giản, anh thường mua đồ uống để ngồi làm việc trong khoảng 1-2 tiếng, ưa chuộng quán có decor đẹp và menu đồ uống ổn định. Tần suất ghé quán của anh khoảng 2-3 lần/tuần, chủ yếu để làm việc hoặc đổi không khí khi làm việc tại nhà. Tuấn Anh bị ảnh hưởng bởi yếu tố như không gian yên tĩnh, dịch vụ chuyên nghiệp, đồ uống ngon và decor tinh tế.
Các nhóm khách hàng phổ biến cho mô hình quán cà phê hiện nay
Sinh viên, học sinh - quán giá rẻ, wifi mạnh, không gian học tập
Dân văn phòng - quán yên tĩnh, tiện nghi, decor đẹp
Giới trẻ yêu sống ảo - quán concept độc lạ, đồ uống bắt trend
Khách gia đình - quán rộng rãi, sân vườn, không gian an toàn
Khách trẻ em - quán có khu vực vui chơi, không gian rộng rãi
Tham khảo bài vết liên quan:
Tổng hợp các mô hình quán cafe phổ biến năm 2025
Gợi ý công cụ giúp khảo sát và phân tích khách hàng hiệu quả
Google Trends, khảo sát trực tuyến, phân tích đối thủ
Sử dụng công cụ này để biết xu hướng tìm kiếm, sở thích đồ uống đang hot và học hỏi cách đối thủ định vị tệp khách hàng.
Sử dụng mạng xã hội và nhóm cộng đồng địa phương
Tham gia các hội nhóm Facebook địa phương để khảo sát nhu cầu, thói quen và phản hồi từ khách hàng trong khu vực bạn định kinh doanh.
Kết luận - Hãy để ANZ giúp bạn xác định tệp khách hàng để kinh doanh hiệu quả
Xác định tệp khách hàng không chỉ là bước đầu tiên mà còn là bước nền tảng quyết định sự sống còn của quán cafe. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để ANZ – đơn vị tư vấn marketing và setup F&B chuyên nghiệp – đồng hành cùng bạn từ bước set up, thi công, vận hành, đến marketing nghiên cứu thị trường đến triển khai thực tế các chiến dịch để mang đến doanh thu cao nhất.
Biến ý tưởng thành hiện thực - Liên hệ AnZ Setup ngay qua hotline 0706 323 323 để bắt đầu hành trình kinh doanh quán cà phê của bạn ngay hôm nay!
Có thể bạn quan tâm: Dự án ANZ thực hiện
>Xem thêm bài viết cùng chủ đề